Thực phẩm là gì? Phân loại và tổng hợp các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng
1. Thực phẩm là gì?
Thực phẩm hay còn được gọi thức ăn, là tên gọi chung để chỉ những vật phẩm bao gồm những chất như: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein) hoặc nước. Đây là những chất cơ bản mà con người có thể tiêu thụ trực tiếp thông qua việc ăn hoặc uống.
Thực phẩm là một phần thiết yếu để có thể sống có thể hấp thụ dinh dưỡng để tồn tại chứ không vì mục đích sở thích cá nhân. Chúng thường có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật hay các chế phẩm từ các nguồn nguyên liệu này.
2. Hai nguồn thực phẩm chủ yếu
Đa số các nguồn thực phẩm đều có nguồn gốc chính từ thực vật. Thức ăn lấy từ động vật thì nguồn nuôi dưỡng chúng cũng chính là thực vật. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chia thực phẩm thành 2 nguồn chính như sau:
Thực vật
Thực vật là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu và có thể dùng được nhiều bộ phận khác nhau như thân, lá, hoa, quả, hạt, rễ (củ). Các loại hạt được cho là có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng nhiều để làm thức ăn cho động vật và cả con người.
Các loại hạt thường chứa chất béo không bão hòa và cung cấp hàm lượng axit béo omega 3, omega 6 khá đáng kể. Nhưng bạn nên nhớ, nên không phải tất cả các loại hạt đều có thể ăn được.
Quả hay trái cây là một phần đáng kể trong chế độ ăn uống của hầu hết các nền văn hóa. Chúng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và một số hợp chất có lợi cho cơ thể. Một số loại trái cây thực vật, chẳng hạn như cà chua, bí ngô và cà tím, được ăn như rau. Nhưng một số khác thì cần trải qua quá trình chế biến mới có thể sử dụng.
Rau cũng là một loại thực phẩm quan trọng, chúng cung cấp vitamin, và chất xơ cho cơ thể. Rau thường bao gồm các loại rau củ (khoai tây và cà rốt,...), củ (hành tây, sắn, khoai lang,...), rau ăn lá (rau bina và rau diếp), các loại búp non (tre măng và măng tây), và rau cụm hoa (atisô và bông cải) và rau khác như bắp cải hoặc súp lơ.
Động vật
Thịt là một trong những ví dụ điển hình về thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, nó có thể là một cơ quan hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể động vật.
Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng khá đa dạng có thể kể đến như sữa, các chế phẩm từ sữa; những động vật đẻ trứng và trứng của chúng (trứng gà, trứng cút,...) và các cơ quan nội tạng của động vật.
3. Có bao nhiêu loại thực phẩm
Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là từ dùng để chỉ những thực phẩm được thêm các thành phần mới hoặc nhiều thành phần hiện có để thực hiện một chức năng bổ sung.
Đây thường là một thực phẩm liên quan đến tăng cường sức khỏe hoặc phòng chống bệnh, ngăn ngừa một số bệnh tật. Nhưng chúng không phải là thuốc chữa bệnh và cũng không thể dùng thay cho thuốc chữa bệnh.
Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh là một trong những cách bảo quản phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có thể làm chậm quá trình phân hủy của thực phẩm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hư hỏng.
Phương pháp đóng băng hay đông lạnh là dùng công nghệ cấp đông có sử dụng nhiệt độ cực thấp của nitơ lỏng -196 °C (-320 °F).
Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống hay còn gọi là Fresh food, là thực phẩm chưa được bảo quản chưa qua chế biến và đặc biệt là chưa hư hỏng. Chúng được hiểu là thực phẩm chưa qua các quá trình xử lý hun khói, lên men, muối chua, đóng hộp,...
Đối với rau củ quả, khi được gọi là tươi sống nghĩa là chúng mới vừa được thu hoạch, mới vừa được xử lý đúng với tiêu chuẩn "sau thu hoạch". Những sản phẩm này phải đảm bảo không bị hư hỏng, dập nát hay héo úa.
Thực phẩm đã qua chế biến
Thực phẩm đã qua chế biến là những thực phẩm đã chịu ảnh hưởng của một trong số hoặc nhiều hơn các quá trình sau: đông lạnh, đóng hộp, làm khô hay chịu các tác động của nhiệt như: chiên, xào, nướng, áp chảo,...
Loại thực phẩm sẽ có màu sắc và hương vị vô cùng dạng. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng dinh dưỡng bên trong chúng cũng có sự thay đổi ít nhiều. Thưc phẩm đã qua chế biến cần phải có quy trình xử lý và bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn đối với người dùng.
Thực phẩm cắm trại
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm bao gồm các thành phần được sử dụng để chuẩn bị phù hợp cho cắm trại và du lịch bụi. Chúng thường được làm đông khô để làm thực phẩm bị mất nước để dễ bảo quản và mang đi.
Bên cạnh đó người ta cũng sử dụng biện pháp mất nước để khiến thực phẩm nhỏ gọn, dễ mang đi. Tuy nhiên so với biện pháp làm đông khô thì biện pháp này sẽ khiến thực phẩm có cảm giác nặng hơn.
Thực phẩm ăn kiêng
Thực phẩm ăn kiêng hay còn gọi là thức ăn kiêng là sản phẩm được sử dụng cho các chế độ ăn kiêng để giảm chất béo, carbohydrate hay đường... dung nạp vào cơ thể. Mục đích chủ yếu là để giảm cân, giảm béo hoặc thay đổi loại cơ thể.
Điểm cốt yếu của môt sản phẩm ăn kiêng chính là tìm ra một loại thực phẩm khác có chỉ số năng lượng thấp chấp nhận được để thay thế cho những sản phẩm có chỉ số năng lượng cao.
Các loại ngũ cốc hay hạt là một trong những lựa chọn hàng đầu để thêm vào sản phẩm dành cho chế độ giảm cân vì chúng giàu chất xơ nhưng lại ít hoặc không có tinh bột.
4. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
Trái cây và quả mọng
Trái cây và quả mọng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe phổ biến nhất thế giới.
Đây không những là những loại thực phẩm ngọt ngào, giàu dinh dưỡng mà chúng còn rất dễ kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn vì chúng dễ sơ chế và đôi khi có thể dùng ngay.
Các loại thịt
Thịt là một nguồn cung cấp thực phẩm cực tốt và giàu dinh dưỡng. Trong khi thịt bò chứa nhiều sắt thì thịt ức gà lại rất giàu protein.
Quả hạch và các loại hạt
Những loại thực phẩm này giòn, ngon và hơn hết là chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà nhiều người không có đủ, bao gồm magiê và vitamin E.
Quả hạch và các loại hạt thường cũng không cần sơ chế quá nhiều, hiện nay chúng được bán rất nhiều trên thị trường. Chúng rất dễ bổ sung vào chế độ ăn hoặc dùng như một loại thức ăn bình thường.
Rau
Rau là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nhất trên thế giới. Bên cạnh đó chúng còn cung cấp các chất khoáng và vitamin khác, đặc biệt chúng rất dễ thêm vào chế độ ăn và mùi vị dễ ăn đối với trẻ nhỏ.
Cá và hải sản
Chúng đặc biệt giàu axit béo omega 3 và i-ốt, hai chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người đều thiếu.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn nhiều hải sản nhất - đặc biệt là cá, chúng có xu hướng sống lâu hơn và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, bao gồm bệnh tim, mất trí nhớ và trầm cảm.
Ngũ cốc
Đây là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất và hiện đang là lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới. Trong đó, gạo lứt, yến mạch hay diêm mạch đều chứa khá nhiều chất xơ, vitamin B1 và magiê.